Nguồn gốc Văn_hóa_Yamna

Đề mục này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. (August 2019)

Văn hóa Yamna bắt nguồn ở vùng DonVolga, và có niên đại từ năm 3300–2600 TCN.[6][7] Một thời Yamna sơ kỳ đợi gán là văn hóa Mikhaylovka. Nó tiền thân là văn hóa Khvalynsk vùng trung Volga và văn hóa Repin vùng sông Don (k. 3950–3300 TCN),[8][7] và đồ gốm muộn từ hai nền văn hóa này rõ ràng có thể phân biệt với đồ gốm Yamna sơ kỳ.[9] Sự tiếp nối sớm từ thời đồng đá nhưng nền văn hóa Samara săn bắn hái lượm và ảnh hưởng từ văn hóa Dnieper–Donets II nông nghiệp hơn là rõ ràng.Theo Anthony (2007), chân trời Yamna sơ kỳ mở rộgn nhanh chóng khắp thảo nguyên Pontic–Caspi giữa khoảng năm 3400-3200 TCN.[10]

Sự mở rộng chân trời Yamna là sự biểu đạt vật thể của việc lan truyền ngôn ngữ Ấn-Âu khắp thảo nguyên Pontic–Caspi[11][...] Chân trời Yamna là sự biểu hiện khảo cổ có thể thấy về sự điều chỉnh xã hội sang hướng di động cao – phát minh cơ sở hạ tầng chính trị nhằm quản lý các đàn gia súc lớn hơn từ những ngôi nhà di động trên thảo nguyên.[12]

Theo Pavel Dolukhanov sự xuất hiện nền văn hóa Yamna đại diện cho sự phát triển xã hội của nhiều nền văn thời đồ đồng địa phương, đại diện cho "một biểu hiện phân tầng xã hội và sự xuất hiện của cấu trúc xã hội du mục kiểu thủ lĩnh", đổi lại đã tăng cường mối liên hệ trong nhóm giữa các nhóm xã hội về bản chất hỗn tạp.[13]

Ở phạm vi phía tây, nó được kế tục bởi nền văn hóa Catacomb (2800–2200 TCN); ở phía đông, bởi văn hóa Poltavka (2700–2100 TCN) tại vùng trung Volga. Hai nền văn hóa này tiếp sau bằng văn hóa Srubnaya (thế ký 18–12 TCN).